Phê duyệt Quy hoạch cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
23/09/2021
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì?
Khái niệm Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Theo Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013: "Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định".
Cũng trong Luật đất đai 2013 tại Điều 3 có quy định: "Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó".
Lợi ích của bản đồ quy hoạch sử dụng đất khi mua nhà đất
Với bản đồ quy hoạch, bạn có thể thấy những khu đất nào được quy hoạch sử dụng cho lợi ích chung của khu vực. Nếu mua đất để ở hay sử dụng lâu dài, nên tránh mua những mảnh đất nằm trong quy hoạch, vi khi bắt đầu quy hoạch, mọi công trình trên mảnh đất này đều bị gỡ bỏ và thay đổi. Do đó trước khi bỏ tiền đầu tư một mảnh đất nào đó, bạn nên xem trước quy hoạch tại khu vực mà bạn định mua, để tránh những rủi ro nếu mua phải đất dính quy hoạch.
Như vậy có thể thấy rõ lợi ích khi xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất, nhất là đối với nhà đầu tư và những nhà môi giới bất động sản khi đầu tư cũng như tư vấn cho khách hàng, cụ thể:
Việc tra cứu bản đồ quy hoạch giúp bạn có thể tìm được lô đất phù hợp với mục đích sử dụng.
Việc tra cứu trước quy hoạch giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro bị lừa mua đất nằm trong khu vực thuộc quy hoạch.
Xem thêm: 3 bước phòng tránh đất dính quy hoạch
Phê duyệt Quy hoạch cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực để phát triển các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại Hải Phòng (Lạch Huyện), Bà Rịa - Vũng Tàu (Cái Mép).
Tàu Margrethe Maersk 214,121 DWT cập cảng quốc Tế Cái Mép (CMIT), một cảng liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và APM Terminals.
Mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Về năng lực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.
Về kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng-an ninh và chủ quyền biển đảo.
Quyết định nêu rõ, Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 5 nhóm:
Đến năm 2030: Hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 1 là từ 305 triệu tấn đến 367 triệu tấn (hàng container từ 11 đến 15 triệu TEU); hành khách từ 162.000 đến 164.000 lượt.
Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0-5,3%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5-1,6%/năm. Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Lân và di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn - Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.
Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 2 từ 172 triệu tấn đến 255 triệu tấn (hàng container từ 0,6-1 triệu TEU); hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6-4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4-0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương - Hòn La.
Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 138 triệu tấn đến 181 triệu tấn (hàng container đạt từ 1,8-2,5 triệu TEU); hành khách từ 1,9-2,0 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5-5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7-1,8%/năm. Hoàn thành đầu tư toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) và hình thành cảng phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa).
Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 4 từ 461-540 triệu tấn (hàng container từ 23-28 triệu TEU); hành khách từ 1,7-1,8 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9-1,0 %/năm. Hoàn thành đầu tư các bến cảng Cái Mép Hạ. Nghiên cứu hình thành các khu bến cảng mới tại Cần Giờ (trên sông Gò Gia), hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 5 từ 64-80 triệu tấn (hàng container từ 0,6-0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1-6,2 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5-6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1-1,25%. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt Nam có 3 loại
Theo quy mô, chức năng, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm:
Về định hướng hạ tầng giao thông kết nối, phát triển các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển loại đặc biệt và cảng biển loại I trên hành lang Bắc - Nam; hình thành các bến cho phương tiện thủy nội địa trong vùng nước cảng biển; hệ thống đường bộ cao tốc kết nối với các cảng biển loại đặc biệt, hệ thống quốc lộ, đường địa phương kết nối trực tiếp đến hệ thống cảng biển.
Phát triển cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế, ưu tiên quy hoạch các vị trí có kết nối thuận lợi bằng vận tải đường thủy nội địa, vận tải sông pha biển, đường bộ cao tốc, đường sắt đến các cảng biển quan trọng trong các nhóm cảng biển.
Các cách tra cứu bản đồ quy hoạch
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tiếp tại các cơ quan nhà nước
Tra cứu quy hoạch ở UBNN cấp xã phường, quận huyện có nhà đất mà bạn quan tâm
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 quy định thì UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo quy định trên, bạn có các cách kiểm tra như sau:
- Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.
- Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện
Tuy nhiên, thông tin ở cấp xã, phường ở cấp độ vi mô và thấp nhất, chỉ gói gọn trong khu vực xã đó quản lý, đôi khi một số cán bộ địa chính sẽ không cập nhập quy hoạch mới hoặc không có thông tin. Ngoài ra đây là kênh chỉ để tham khảo, vì địa chính xã không có thẩm quyền và có thể không nắm quy hoạch mới nhất.
Kiểm tra quy hoạch ở Văn phòng quản lý đất đai
Bạn có thể đến trực tiếp Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh nơi có thửa đất để nộp hồ sơ xin thông tin đất đai. Tuy nhiên, có thể cần có sự tham gia của người bán đất cùng đến cơ quan chức năng để lấy thông tin của mảnh đất này. Cách thức này sẽ tốn thời gian hơn vì cần thực hiện thủ tục hành chính và có thể cần sự hợp tác của người bán.
Kiểm tra quy hoạch ở các cơ quan khác như: Phòng kinh tế hạ tầng (ở đô thị là Phòng Quản lý đô thị) đối với cá nhân, Sở xây dựng đối với tổ chức (cho quy hoạch xây dựng), Sở Quy hoạch kiến trúc…
Sử dụng công cụ tra cứu quy hoạch trực tuyến
Để giảm thiểu việc đi lại cũng như tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để tra quy hoạch.
Dùng công cụ tra quy hoạch trực tuyến của Nhà nước
Hiện nay, Nhà nước đã và đang xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó có các công cụ tra cứu thông tin quy hoạch. Bạn có thể tra cứu quy hoạch trực tuyến bằng 1 trong 2 cách sau:
- Truy cập vào Cổng thông tin điện thử của UBND Quận, huyện hoặc Sở tài nguyên & Môi trường quận/huyện để xem quy hoạch.
- Truy cập vào trang web tra cứu quy hoạch của tỉnh, thành. Với website quy hoạch tại các tỉnh, thông tin được cập nhật đến cấp quận huyện nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tra cứu.
Ứng dụng tra cứu Bản đồ quy hoạch
Để giúp nhà đầu tư và môi giới bất động sản xem được quy hoạch tập trung tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước một cách nhanh chóng và chính xác, bạn có thể sử dụng ứng dụng tra cứu quy hoạch như Resta. Đây là nền tảng tra cứu quy hoạch nhanh chóng, chính xác, trong đó, giao diện cho phép tìm kiếm quy hoạch theo nhiều cách:
- Tra cứu quy hoạch theo khu vực
- Hỗ trợ tìm kiếm khi dán link tọa độ Google map hoặc nhập địa chỉ cụ thể
- Quét quy hoạch thửa đất theo tọa độ góc ranh, số tờ - số thửa
Với giao diện rõ nét, Resta cung cấp nhiều công cụ tiện ích hỗ trợ việc xem quy hoạch một cách chi tiết như: xem chi tiết lô đất, chia sẻ quy hoạch, lưu và chia sẻ thửa đất, xem hướng bằng la bàn hay xem tiện ích (trường học, bệnh viện...) xung quanh khu vực mà bạn đang xem quy hoạch.
Bên cạnh tính năng tra cứu quy hoạch, ứng dụng Resta còn phát triển nhiều tính năng hữu ích khác như Bản đồ nhiệt bất động sản, tra cứu Giá bất động sản, tìm kiếm tin rao và đăng tin bán nhà đất.
>>> Hướng dẫn tra cứu bản đồ quy hoạch Miễn phí trên ứng dụng Resta
Như vậy trên đây Resta đã cung cấp những thông tin về quy hoạch Thành phố Hưng Yên mới nhất, hy vọng có thể hỗ trợ được bạn trong việc nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Để tìm kiếm quy hoạch trực tuyến, bạn vui lòng cài đặt Resta - Ứng dụng tra cứu Bản đồ quy hoạch Toàn quốc - Cập nhật và Miễn phí!
Có thể bạn quan tâm:
4 Cách tra cứu quy hoạch chính xác, tránh bị lừa mua đất dính quy hoạch
Nhận diện 4 màu sắc chính và danh sách ký hiệu trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là gì, phân biệt 2 khái niệm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất