Bản đồ quy hoạch Thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025
Toàn đồ nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến 2025
Bao gồm 13 phường và 08 xã với tổng diện tích 37.718 ha. Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Cư M’gar.
- Phía Nam: Giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin.
- Phía Đông: Giáp huyện Krông Pắk.
- Phía Tây: Giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
Tính chất quy hoạch
- Là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng; là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, thể dục thể thao cấp vùng.
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk.
- Là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Mục tiêu phát triển:
Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Tầm nhìn quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025
Trở thành đô thị kết nối các đầu mối kinh tế như: Giao thông, thương mại, công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục - y tế, thể dục thể thao... có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên; có môi trường cảnh quan tự nhiên cần được bảo vệ, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Vùng.
Các dự báo phát triển thành phố đến năm 2025:
- Quy mô dân số đến năm 2015: Khoảng 420.000 người, trong đó: Nội thị 280.000 người, ngoại thị 140.000 người.
- Quy mô dân số đến năm 2025: Khoảng 550.000 người, trong đó: Nội thị khoảng 400.000 người, ngoại thị 150.000 người.
- Quy mô đất đai đến 2015: Đất nội thị khoảng 10.150 ha, trong đó đất xây dựng đô thị 6.172 ha; đất ngoại thị 27.568 ha, trong đó đất phát triển các đô thị mới khoảng 365 ha.
- Quy mô đất đai đến 2025: Đất nội thị khoảng 10.150 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 7.800 ha; đất ngoại thị 27.568 ha, trong đó đất phát triển đô thị mới 747 ha.
Các định hướng phát triển thành phố đến năm 2025:
a) Cấu trúc của đô thị:
Đô thị Buôn Ma Thuột được điều chỉnh quy hoạch dựa trên cấu trúc đô thị hiện hữu đã được định hướng trong Quy hoạch chung được duyệt. Điều chỉnh đô thị chủ yếu phát triển dọc theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Cấu trúc đô thị bao gồm 02 vùng: Vùng phát triển đô thị và vùng vành đai xanh.
- Vùng phát triển đô thị có tổng diện tích 10.897 ha, bao gồm:
+ Các khu vực đô thị hiện hữu 5.727 ha.
+ Các dự án đô thị đã và đang triển khai 3.850 ha.
+ Các đô thị mới theo quy hoạch (04 khu) 1.077 ha.
+ Các loại đất khác 243 ha.
- Vùng vành đai xanh, bao quanh thành phố 26.821 ha, bao gồm:
+ Vùng sản xuất, chuyên canh cây công nghiệp với công nghệ cao.
+ Vùng tái tạo và trồng mới rừng.
+ Các lâm viên, các công viên lớn của đô thị.
+ Các khu dân cư nông thôn.
+ Các chức năng khác ngoài đô thị (du lịch sinh thái, công nghiệp…).
- Đối với vùng phát triển đô thị:
Tập trung nâng cấp, cải tạo các khu ở hiện hữu và hoàn thiện các dự án mở rộng phát triển đô thị tại các phường: Tân An, Tân Lợi, Tân Lập, Tân Hòa, Thành Công, Thành Nhất, Tân Tiến, Tân Thành, Ea Tam. Các giải pháp quy hoạch tập trung vào:
Tổng diện tích đất xây dựng khu vực khoảng 3.850 ha với quy mô dân số khoảng 300.000 người và mật độ xây dựng khoảng từ 35 - 45%.
+ Đối với các khu đô thị mới:
Tổng diện tích đất xây dựng khu vực khoảng 1.077 ha với quy mô dân số khoảng (38.000 - 40.000) người và mật độ xây dựng khoảng từ 30 - 40%.
- Đối với các chức năng khác thuộc vùng ngoại thị:
- Quy hoạch các trung tâm chuyên ngành:
Quy hoạch và xây dựng mới khu trung tâm đào tạo tập trung mang tính cấp vùng và quốc tế tại khu đô thị mới phía Tây - Nam thành phố thuộc phường Ea Tam, phía Nam Đại học Tây Nguyên; là nơi đào tạo nhân lực có chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới cho các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Lào, Cămpuchia... diện tích khoảng 40 ha.
- Giải pháp thiết kế đô thị:
Phát triển các điểm dân cư tập trung, có điều kiện thuận lợi về hạ tầng chung, hạn chế phát triển các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán. Dịch chuyển các điểm dân cư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ vào các khu vực ở tập trung, tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt và sản xuất.
Tôn trọng cấu trúc làng truyền thống, bổ sung các không gian cần thiết, cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp các tiêu chí nông thôn mới. Cải tạo không gian ở gắn với các sản xuất truyền thống: Nhà ở kết hợp với vườn canh tác, kết hợp với ngành nghề phụ: Dệt thổ cẩm, đan lát... diện tích các khu dân cư nông thôn khoảng trên 1.000 ha.
c) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Cải tạo bến xe liên tỉnh phía Bắc và phía Nam thành phố. Xây dựng mới 02 bến xe tải, 01 bến xe khách và 01 bến xe tổng hợp làm đầu mối về vận tải hàng hóa và hành khách.
- Quy hoạch cao độ nền - thoát nước mặt:
- Cấp nước:
- Cấp điện:
Nguồn điện chính cấp cho thành phố Buôn Ma Thuột là lưới điện 220 KV và lưới điện 110 KV quốc gia thông qua các trạm biến áp:
- Thoát nước thải và thu gom chất thải rắn, nghĩa trang:
Hệ thống thoát nước thải nội thị chia thành các lưu vực và các công trình đầu mối xử lý như sau:
Tổng lượng chất thải rắn phải thu gom xử lý đến năm 2025 là 600 tấn/ngày. Bãi chôn lấp chất thải rắn hiện nay (quy mô 60 ha) và chôn lấp tự nhiên xây dựng thành khu chôn lấp hợp vệ sinh. Xây dựng bãi chôn lấp xử lý chất thải 100 ha tại xã Hòa Phú (phía Nam khu công nghiệp).
+ Tập trung phát triển vùng vành đai xanh rừng và cây công nghiệp bao quanh nội thị kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong vùng vành đai xanh có thể khoanh vùng để tạo các lâm viên phục vụ du lịch.
+ Ưu tiên phát triển các dự án du lịch kết hợp với vùng sinh thái cảnh quan, cây xanh như Trung tâm du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch và dân cư Suối Xanh, Hồ Ea Tam.
+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trọng tâm là xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn; di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thị.
+ Bảo vệ hệ thống cây xanh, mặt nước và sông suối trong đô thị, tổ chức các tuyến hành lang cây xanh dọc ven các suối từ ngoại thị vào đến nội thị.
d) Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:
Dự án đường Hồ Chí Minh qua thành phố Buôn Ma Thuột đoạn (Ngọc Hồi - Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài); Dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột và ga điểm cuối đường sắt trong thành phố; triển khai dự án đường Đông - Tây, đường vành đai phía Đông Nam, Tây Bắc; nâng cấp, quốc lộ 14, quốc lộ 26, quốc lộ 27; hoàn thiện hệ thống vận tải công cộng trong thành phố (BUS) xây dựng hệ thống bến xe khách thành phố.
Xây dựng trạm biến áp mới cho thành phố; khơi thông các con suối đóng vai trò là các trục tiêu chính thoát nước nội thị thành phố; xây dựng và hoàn thiện hồ Ea Tam; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thoát nước giai đoạn 1 và 2; mở rộng nghĩa trang thành phố tại phường Tân Lợi.
Hoàn thiện dự án tổ hợp y tế cấp vùng; hoàn thiện cụm trung học chuyên nghiệp, đại học tại phường Tân An (giai đoạn 1) và cụm Đại học Tây Nguyên (giai đoạn 1); triển khai dự án các trung tâm thương mại dịch vụ ngân hàng tài chính trên đường Đông Tây, Tây Nam và Đông Bắc thành phố, phía Tây dọc quốc lộ 26. Triển khai dự án Trung tâm vui chơi giải trí Đồi Thủy Văn (giai đoạn 1); triển khai dự án khu thể dục thể thao cấp vùng, trung tâm hội chợ triển lãm, nhà hát; triển khai dự án khu du lịch sinh thái hồ Ea Kao (giai đoạn 1); triển khai dự án hệ thống cây xanh dọc suối Ea Tam (giai đoạn 1); triển khai các dự án trồng rừng và vùng cây công nghiệp; triển khai dự án xây dựng tuyến phố đi bộ (giai đoạn 1); triển khai dự án bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị trong thành phố và thí điểm quy hoạch bảo tồn một số buôn làng có giá trị; triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư nông thôn.
1. Lập và ban hành Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 được duyệt; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc toàn đô thị.
2. Tổ chức lập và rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng xã nông thôn phù hợp với Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 được duyệt.
3. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý đầu tư xây dựng theo Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 được duyệt.